Thứ ba, ngày 15 tháng 07 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 24/03/2017

Hội thảo góp ý Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Sáng 24/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Tham dự Hội thảo có ông Y Dhăm Ênuôl – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp với những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, mật ong... Trong thời gian qua, nền nông nghiệp tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng liên tục tăng, sản lượng hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Trong giai đoạn 2005-2014, sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh luôn duy trì tăng trưởng bình quân 4,94%/năm; cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, gắn với nhu cầu thị trường; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng từ 93,5% (năm 2005) lên 95,4% (năm 2014); giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản bình quân hàng năm đạt khoảng 600 triệu USD…

Tuy nhiên, nông nghiệp Đắk Lắk vẫn còn đối diện với nhiều thách thức như: năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; nông nghiệp chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu gây hạn hán và ngập úng hàng năm ở một số khu vực; nguy cơ ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho việc phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa thị trường quy mô lớn… Những khó khăn, thách thức của nông nghiệp Đắk Lắk đang đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng nhằm vượt qua được những giới hạn của mô hình tăng trưởng hiện có, phát huy tối đa những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp.

Đại biểu thảo luận, góp ý tại Hội thảo

“Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đề ra các nội dung tái cơ cấu về mô hình tăng trưởng nông nghiệp song song với tái cấu trúc sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu và sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường; phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp thời kỳ 2016-2020 đạt 4,0% - 4,5%; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 24% - 25%, ngành trồng trọt 70% -75%, ngành dịch vụ 4% - 5% vào năm 2020; sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu như cà phê, tiêu, cao su, mật ong, sắn… theo chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng để thực hiện Đề án hiệu quả, tỉnh cần đặt ra các giải pháp cụ thể trong quá trình tái cơ cấu như: cần khảo sát và đánh giá rõ về các chính sách đầu tư cho nông nghiệp để đề ra các giải pháp kêu gọi đầu tư hiệu quả; quản lý chặt chẽ về các nguồn cung ứng giống và vật tư nông nghiệp; có phương án tập huấn, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp; tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ của  khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; tích cực đề ra các chính sách nhằm đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng tạo liên kết chặt chẽ giữa nông dân sản xuất và doanh nghiệp, ưu tiên hình thành, xây dựng các tổ, nhóm, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao…
 

Ông Y Dhăm Ênuôl – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Hội thảo  

Phát biểu tại Hội thảo, ông Y Dhăm Ênuôl – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh tính cần thiết của việc xây dựng và ban hành “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đối với quá trình phát triển của nền nông nghiệp tỉnh. Do vậy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị đơn vị trực tiếp soạn thảo Đề án và các Sở, ngành có liên quan tiếp thu các ý kiến góp ý tại Hội thảo để bàn bạc, chỉnh sửa và hoàn chỉnh Đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt trong Quý I năm 2016; việc xây dựng Đề án cần chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho người nông dân trực tiếp tham gia sản xuất, phù hợp với các điều kiện thực tiễn của địa phương nhằm đảm bảo Đề án được áp dụng hiệu quả, đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra; ưu tiên đề xuất, tham mưu các giải pháp, chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với tình hình sản xuất mới…

Nguồn: http://cdc.org.vn

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang